Can Chi và Lục thập hoa giáp
Các Thiên can và Địa chi kết hợp với nhau thành một vòng chu kỳ gồm 60 tổ hợp, hình thành nên lịch can chi, bắt đầu từ Giáp Tý và kết thúc ở Quý Hợi. Cứ hết một vòng (hết Quý Hợi) lại quay lại từ đầu (Giáp Tý) và chu kỳ này lặp đi lặp lại mãi.
60 tổ hợp trong một chu kỳ gọi là Lục thập hoa giáp (lục thập = sáu mươi).
Các can chi phải có cùng tính âm dương mới có thể kết hợp. Ví dụ: Giáp (dương) và Tý (dương) kết hợp thành Giáp Tý; Giáp (dương) và Sửu (âm) không thể kết hợp thành Giáp Sửu.
Thiên Can
Bài chi tiết: Thiên can
Mười Thiên Can (Thập Can) theo thứ tự như sau:
Thiên can tương hợp
- Giáp, Kỷ hợp nhau
- Ất, Canh hợp nhau
- Bính, Tân hợp nhau
- Đinh, Nhâm hợp nhau
- Mậu, Quý hợp nhau
Thiên can tương phá
Thiên can tương phá là những cặp Thiên can có Âm Dương đồng cực và Ngũ Hành tương khắc.
- Giáp phá Mậu
- Ất phá Kỷ
- Bính phá Canh
- Đinh phá Tân
- Mậu phá Nhâm
- Kỷ phá Quý
- Canh phá Giáp
- Tân phá Ất
- Nhâm phá Bính
- Quý phá Đinh
Địa Chi
Mười hai Địa Chi (Thập Nhị Chi) theo thứ tự như sau:
- Tý
- Sửu
- Dần
- Mão
- Thìn
- Tỵ
- Ngọ
- Mùi
- Thân
- Dậu
- Tuất
- Hợi
Tìm hiểu chi tiết về Địa Chi trong phần Địa chi và 12 con giáp.
Bảng lục thập hoa giáp
- Giáp Tý
- Ất Sửu
- Bính Dần
- Đinh Mão
- Mậu Thìn
- Kỷ Tỵ
- Canh Ngọ
- Tân Mùi
- Nhâm Thân
- Quý Dậu
- Giáp Tuất
- Ất Hợi
- Bính Tý
- Đinh Sửu
- Mậu Dần
- Kỷ Mão
- Canh Thìn
- Tân Tỵ
- Nhâm Ngọ
- Quý Mùi
- Giáp Thân
- Ất Dậu
- Bính Tuất
- Đinh Hợi
- Mậu Tý
- Kỷ Sửu
- Canh Dần
- Tân Mão
- Nhâm Thìn
- Quý Tỵ
- Giáp Ngọ
- Ất Mùi
- Bính Thân
- Đinh Dậu
- Mậu Tuất
- Kỷ Hợi
- Canh Tý
- Tân Sửu
- Nhâm Dần
- Quý Mão
- Giáp Thìn
- Ất Tỵ
- Bính Ngọ
- Đinh Mùi
- Mậu Thân
- Kỷ Dậu
- Canh Tuất
- Tân Hợi
- Nhâm Tý
- Quý Sửu
- Giáp Dần
- Ất Mão
- Bính Thìn
- Đinh Tỵ
- Mậu Ngọ
- Kỷ Mùi
- Canh Thân
- Tân Dậu
- Nhâm Tuất
- Quý Hợi